Những dấu hiệu cho thấy trẻ mắc bệnh trầm cảm mà ba mẹ cần chú ý

Dưới áp lực, sức ép nặng nề, trẻ sẽ trở nên sợ hãi và lo lắng. Khi không được yêu thương, chăm sóc, trẻ rất dễ mất đi cảm giác an toàn và rơi vào trạng thái thiếu tự tin, bất an. Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng bệnh trầm cảm chỉ xảy ra ở thế giới của người lớn. Những đứa trẻ luôn gắn liền với sự hồn nhiên, vô tư, trong sáng vẫn có thể rơi vào trạng thái trầm cảm. Vì chúng cũng có những vấn đề và áp lực riêng. Đôi khi cha mẹ chưa hiểu hết hoặc xem nhẹ, cho rằng không quan trọng.

Cha mẹ không nên xem nhẹ căn bệnh

Cha mẹ cần phải đặt mình vào vị trí của con để xem xét và suy nghĩ. Trước một vấn đề nào đó, người trưởng thành không thấy có gì to tát nhưng với một đứa trẻ thì chính là chuyện khủng khiếp mà chúng không thể vượt qua được.

Về mặt y học, trầm cảm là một loại bệnh tâm thần, biểu hiện thường gặp là bi quan, mất hy vọng và hứng thú vào cuộc sống, thường rơi vào cảm xúc bồn chồn, lo lắng, buồn bã, chán ăn. Tình trạng ấy càng nặng thì sẽ càng khó điều trị. Do đó cha mẹ phải quan sát con cái nhiều hơn và đừng lơ là bất kỳ biểu hiện bất thường nào ở con, để kịp thời phát hiện vấn đề nếu có.

 trầm cảm
trẻ mắc bệnh trầm cảm

Đôi nét về bệnh trầm cảm ở trẻ

Các rối loạn trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên bao gồm:

  • Rối loạn mất điều hòa khí sắc kiểu gây rối
  • Rối loạn trầm cảm chủ yếu
  • Rối loạn trầm cảm dai dẳng (dysthymia)

Thuật ngữ trầm cảm thường được sử dụng một cách lỏng lẻo để miêu tả tâm trạng giảm hoặc nản lòng. Do thất vọng (ví dụ như bệnh nặng) hoặc mất mát (ví dụ như cái chết của người thân yêu). Tuy nhiên, khí sắc giảm, không giống như trầm cảm, xảy ra có xu hướng bị ràng buộc với những suy nghĩ hoặc nhắc nhở về sự kiện khởi động; giải quyết khi hoàn cảnh hoặc sự kiện cải thiện. Có thể bị xen kẽ với giai đoạn tích cực cảm xúc và hài hước; và không kèm theo phổ biến cảm giác vô ích và tự ghê tởm.

Khí sắc giảm thường kéo dài nhiều ngày hơn hàng tuần hoặc hàng tháng, và suy nghĩ tự tử và mất chức năng kéo dài sẽ ít có khả năng hơn. Tâm trạng thấp như vậy được gọi một cách thích hợp hơn là sự mất tinh thần hoặc đau buồn. Tuy nhiên, các sự kiện và các tác nhân gây stress gây ra mất tinh thần và đau buồn cũng có thể gây ra một giai đoạn trầm cảm lớn.

Những dấu hiệu trầm cảm ở trẻ mà cha mẹ cần đặc biệt lưu ý

Trẻ vô cùng thiếu tự tin về bản thân

Trẻ nhỏ thường rất hào hứng và tích cực trước những thứ mới lạ xung quanh. Chúng sẵn sàng thử thách bản thân, thích thú và tò mò muốn được khám phá.

Những dấu hiệu trầm cảm
Trẻ thiếu tự tin

Nếu bạn thấy con đột nhiên trở nên thiếu tự tin, rụt rè và nhút nhát. Những câu trẻ thường nói với bạn sẽ là: “Con chẳng làm được gì tốt cả”, “Con không làm được đâu”, “Con không bằng bạn ấy”… Không nên coi nhẹ những câu nói tưởng chừng như vô hại ấy của con. Bởi chúng cho thấy trong lòng trẻ đang tràn ngập tự ti và bi quan. Khi những cảm xúc ấy ngày một lớn và đè nặng lên con, bé rất dễ bị rơi vào trầm cảm.

Trẻ nhỏ cáu kỉnh

Ở lứa tuổi hồn nhiên và vô tư của trẻ nhỏ, nụ cười luôn phải là thứ thường trực trên môi. Nhưng nếu bé thường xuyên thể hiện những cảm xúc cáu kỉnh không có lý do; và cũng không thể giải thích được thì cha mẹ cần phải cảnh giác.

“Chán quá”, “Bực bội quá”, “Buồn thật” – nếu con thường xuyên thốt ra các câu nói tương tự với vẻ buồn bực, khó chịu thì rõ ràng bé đang phải gánh chịu những cảm xúc lo lắng đè nặng. Trong con mắt của một đứa trẻ, thế giới xung quanh không còn tươi vui, sống động và màu hồng nữa. Đối với chúng, mọi thứ thật khó chịu và đầy tiêu cực.

Phản ứng chậm, hay quên cũng có thể là dấu hiệu trầm cảm

Trẻ trở nên lầm lì ít nói hoặc tự mình nói lảm nhảm, thường xuyên lơ đãng mất tập trung và hay quên. Đó là những dấu hiệu cha mẹ không được bỏ qua. Nhất là khi giao tiếp với người khác, trẻ không tập trung vào câu hỏi và cuộc trò chuyện; phản ứng rất chậm chạp, hay để lộ sự uể oải, mệt mỏi, trí nhớ cũng giảm sút.

Đó không phải là những biểu hiện bình thường ở trẻ nhỏ đâu mà chúng đang gặp vấn đề về tâm lý, cha mẹ phải kịp thời tìm hiểu và có biện pháp can thiệp phù hợp.

Dấu hiệu trầm cảm rõ rệt khi trẻ sống khép mình

Một trong những dấu hiệu khá rõ ràng của căn bệnh trầm cảm đó là trẻ trở nên khép kín, không muốn giao tiếp với ai. Bé chỉ muốn sống trong thế giới riêng của mình; với đầy những cảm xúc tiêu cực, cô đơn và chán nản. Không còn bộc lộ cảm xúc với cha mẹ nữa.

Thế nhưng nhiều khi cha mẹ thấy con không còn hiếu động nghịch ngợm; thì lại cho rằng trẻ trở nên ngoan ngoãn hơn, vô tình bỏ qua những biểu hiện bất thường trong cảm xúc của bé.

cảm xúc của bé
Trẻ sống khép mình

Những điều cha mẹ cần làm

Cha mẹ hãy giao tiếp và quan tâm đến con nhiều hơn. Lắng nghe con, tìm cách khơi gợi và trò chuyện. Để con thoải mái chia sẻ những lo lắng, cảm xúc trong lòng. Khi bạn biết được vấn đề của con nằm ở đâu, áp lực và căng thẳng nào khiến con rơi vào những trạng thái cảm xúc bất thường ấy. Bạn mới có thể đưa ra giải pháp can thiệp tận gốc.

Trẻ em tuy còn nhỏ nhưng cũng có những cảm xúc riêng của chúng. Trong cuộc sống hàng ngày và cả học tập, cha mẹ đừng ép buộc hay đặt lên con những căng thẳng không đáng có.

Dưới áp lực nặng nề, trẻ sẽ trở nên sợ hãi và lo lắng. Khi không được yêu thương và quan tâm; trẻ dễ mất đi cảm giác an toàn, rơi vào tự ti và bất an. Hãy nuôi dưỡng con bằng tình yêu thương, sự thấu hiểu và tôn trọng. Để tạo nên những đứa trẻ vui vẻ và hạnh phúc.

Tìm hiểu thêm nhiều bài viết hay khác cùng chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *