Hình thành thói quen ngủ tốt giúp trẻ ngày càng thông minh

Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian trên giường mỗi ngày, vì vậy chỉ cần trẻ ngủ đủ giấc và chất lượng giấc ngủ tốt thì não bộ của trẻ mới có thể phát triển nhanh chóng. Giúp trẻ hình thành thói quen ngủ ngon ngay từ nhỏ rất có lợi cho sức khỏe và sự phát triển trí não của trẻ. Theo các chuyên gia, trong khi ngủ, có một số dấu hiệu cho thấy não bộ của trẻ nếu phát triển tốt, rất có thể trẻ lớn lên sẽ trở thành một em bé có chỉ số IQ cao.

Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào?

Trẻ mới sinh cho đến một tháng tuổi gần như ngủ suốt ngày đêm và chỉ thức dậy để bú (2-3 giờ/ lần). Vì chưa phân biệt được ngày đêm nên bé có thể ngủ suốt vào ban ngày; và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm (8-9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm).

Đối với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi hoặc được 6 kg sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm (6-8 giờ) mà không thức giấc. Khi đó, cha mẹ không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú. Nhưng cần lưu ý không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú.

Đối với các trường hợp đặc biệt như non tháng, nhẹ cân; trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể phải cho bú thường xuyên hơn

Giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng chia làm nhiều giai đoạn như người lớn. Tùy từng giai đoạn mà trẻ có thể nằm yên hay có những cử động. Có 2 loại giấc ngủ là: Giấc ngủ nhanh và giấc ngủ chậm.

Mối tương quan giữa thói quen ngủ và não bộ của trẻ nhỏ

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng thói quen ngủ của trẻ sơ sinh đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ của mỗi bé. Cụ thể, một nhóm nghiên cứu khoa học của Anh đã tiến hành theo dõi 10.000 trẻ em dưới 7 tuổi và phát hiện ra mối quan hệ giữa giấc ngủ và sự phát triển của não bộ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ có lịch trình ngủ đều đặn và chất lượng tốt có sự phát triển trí não tốt hơn, trong khi những đứa trẻ có lịch ngủ không đều và chất lượng giấc ngủ kém có sự phát triển trí não thấp hơn nhiều so với những đứa trẻ khác. Sự khác biệt này, đặc biệt là ở trẻ từ 3-6 tuổi sẽ rõ rệt hơn.

thói quen ngủ và não bộ của trẻ nhỏ
Thói quen ngủ của trẻ sơ sinh rất quan trọng

Có thể thấy, giấc ngủ ngon có thể thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của não bộ, có lợi cho việc cải thiện chỉ số IQ. Trong đó, 1 số cử chỉ trẻ thể hiện trong giấc ngủ cũng phản ánh trí não trẻ đang phát triển mạnh.

Những biểu hiện lúc ngủ cho thấy em bé thông minh

Bé có thói quen ngủ cười thành tiếng

Nếu để ý, cha mẹ sẽ phát hiện ra rằng trẻ có một số biểu hiện trên khuôn mặt trong lúc ngủ. Ngoài tiếng khóc, hầu hết là do môi trường ngủ ồn ào hay giật mình tỉnh giấc giữa chừng, đôi khi trẻ sẽ cười toe toét dù là mắt đang nhắm nghiền ngủ ngon. Có bé cười thành tiếng như thể chúng đang mơ một giấc mơ tuyệt vời.

Quan niệm dân gian cho rằng bé cười trong khi ngủ là những em bé thông minh. Về mặt khoa học, bé cười trong trạng thái não bộ đang nghỉ ngơi chứng tỏ trí não phát triển tốt, nguyên nhân do dây thần kinh điều khiển các biểu cảm trên khuôn mặt bé phải có sự phối hợp của não bộ. Khi não bộ phát triển mạnh mẽ thì các biểu cảm trên khuôn mặt mới được điều phối và thể hiện phong phú hơn.

Một em bé sơ sinh có thể cười toe toét, thậm chí cười thành tiếng trong khi ngủ. Điều đó có nghĩa là khả năng điều khiển và phối hợp giữa các tế bào thần kinh trong não bộ diễn ra rất tốt.

Trẻ có thói quen hay lật người

Trước khi biết đứng, biết đi, các cơ bắp của trẻ phải phát triển đến một mức độ nhất định. Cụ thể là bé phải biết lật, biết bò rồi mới có thể biết đi, biết đứng.

Nếu em bé nhà bạn thường xuyên đạp chăn, giơ tay hay lăn qua lật người lại trong khi ngủ; chứng tỏ hệ thần kinh vận động phát triển tốt, chẳng bao lâu nữa bé sẽ biết đứng, biết đi.

Trẻ có thói quen hay lật người
Thói quen ngủ hay lật người

Để đạt được 1 cột mốc trong quá trình phát triển vận động; trẻ cần có sự phối hợp linh hoạt và nhịp nhàng của trí não. Những biểu hiện trên của trẻ thể hiện không chỉ trong lúc thức. Mà trong cả lúc ngủ cho thấy não bộ trẻ phát triển tương đối tốt. Khả năng phản ứng thần kinh rất nhanh, sự rèn luyện cơ bắp cũng rất mạnh mẽ.

Bé có thể tự ngủ lại sau khi tỉnh giấc

Đối với đa số trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi, mỗi lần thức giấc khi đang ngủ; trẻ thường muốn được bố mẹ bế ẵm, dỗ dành, ru ngủ lại. Nếu không, trẻ sẽ khóc to, khó ngủ lại.

Trái lại, một số trẻ dù mới chỉ vài tháng tuổi; nhưng đã biết tự ngủ lại khi đột ngột thức giấc giữa đêm. Điều đó có nghĩa là trí não bé đã phát triển đến mức độ có khả năng tự kiểm soát việc ngủ của chính mình. Rất hiểu chuyện, nhận thức được việc ngủ là việc bản thân có thể tự làm, không phải dựa dẫm vào ai.

Từ những hành vi vô thức, trong quá trình lớn lên, não bộ sẽ điều khiển hệ thần kinh. Khi bắt đầu có ý thức tự kiểm soát giấc ngủ của mình chứng tỏ não bộ của bé đang phát triển tốt.

Một số biểu hiện của trẻ khi ngủ chứng tỏ bé đang không khỏe

Hay đổ mồ hôi vào ban đêm

Do chức năng điều hòa thân nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện; nên các bé thường hay đổ nhiều mồ hôi hơn và thường xuyên hơn vào ban đêm so với người lớn. Tuy nhiên, nếu sau khi đã xem xét các yếu tố môi trường ngủ, nhiệt độ phòng mát mẻ, phù hợp; mà trẻ vẫn thường xuyên có hiện tượng này thì đã đến lúc bố mẹ nên đưa con đi khám. Có thể bé đang gặp phải một vấn đề sức khỏe nào đó.

Hay đổ mồ hôi vào ban đêm
Bé đổ mồ hôi lúc ngủ

Thói quen ngủ thức dậy vào ban đêm

Trẻ dưới 1 tuổi có thể thức dậy 2 – 3 lần mỗi đêm. Nhưng nếu trẻ thức dậy nhiều lần hơn con số này, hoặc đột nhiên hay thức giấc giữa đêm hơn bình thường; bố mẹ cần lưu ý đến vấn đề sức khỏe của con.

Canxi có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tế bào thần kinh; là liều thuốc an thần tự nhiên giúp ích cho não bộ. Giúp trẻ tránh được tình trạng khó ngủ; do não bộ hưng phấn quá mức. Vì vậy, nếu trẻ thức giấc thường xuyên vào ban đêm; chúng ta cũng phải xem xét khía cạnh có thể trẻ đang bị thiếu canxi.

Truy cập sodalem.com để theo dõi nhiều bài viết hay cùng chủ đề khác!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *