Đâu là những thực phẩm nên kiêng kị với tỏi khi chế biến món ăn?

Tỏi là một trong những loại cây lâu đời nhất vẫn còn được bảo tồn cho đến ngày nay. Tỏi là gia vị có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Tỏi là một loại gia vị phổ biến và cũng là món khoái khẩu của nhiều người. Mặc dù chúng rất tốt cho sức khỏe nhưng chúng ta không thể ăn tỏi một cách tùy tiện vì có những thực phẩm rất kỵ với tỏi và nó có thể gây phản tác dụng đối với sức khỏe. Cùng tìm hiểu xem tỏi thường kiêng kị với những thực phẩm nào khi nấu ăn nhé.

Những loại thực phẩm nên tránh khi nấu với tỏi

Thịt gà kết hợp với tỏi khiến món ăn trở nên nóng

Thịt gà kết hợp với tỏi khiến món ăn trở nên nóng
Thịt gà kết hợp với tỏi khiến món ăn trở nên nóng

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, thịt gà là loại thực phẩm có tính ấm (ôn), tính ngọt (cam), vì vậy khi kết hợp với tỏi là tính đại nhiệt (nóng) sẽ khiến món ăn trở nên nóng, khó tiêu và dễ sinh ra táo bón, kiết lị. Nếu bạn bị táo bón vì đã ăn gà với tỏi, để mau khỏi, bạn có thể nấu nước lá dâu uống.

Cá trắm là một trong những thực phẩm kỵ với tỏi

Cá trắm cũng là một trong những thực phẩm kỵ với tỏi. Vì vậy bạn không nên dùng tỏi kết hợp với cá trắm. Mặc dù cá trắm là thực phẩm bổ dưỡng, rất ngon, thịt chắc song trong quá trình chế biến, bạn chỉ nên ướp cá trắm với thì là và gừng, mà không nên sử dụng tỏi. Vì cá trắm có tính bình, vị ngọt không phù hợp với tỏi, nếu cho tỏi (tính nóng) vào dễ gây chướng bụng và khó tiêu.

Cá diếc nấu với tỏi làm tăng co giật đường tiêu hóa

Đây là món ăn rất hấp dẫn khi kho mặn, chiên giòn, nấu canh chua,… Thực phẩm này có tác dụng thông huyết mạch, bổ thể nhược, bổ âm huyết, ích khí tiện tì, thanh nhiệt giải độc; thông mạch hạ sữa, lợi tiểu tiêu sưng, khử phong thấp, tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn không nên nấu cá diếc với tỏi, vì chúng kiêng kỵ lẫn nhau. Nếu ăn chung cá diếc và tỏi có thể làm tăng co giật đường tiêu hóa.

Trứng ăn cùng với tỏi có thể gây khó tiêu

Theo Đông y, ăn trứng cùng với tỏi có thể gây khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi. Khi tỏi được chiên quá cháy sém cũng sẽ không tốt.

Trứng ăn cùng với tỏi có thể gây khó tiêu
Trứng ăn cùng với tỏi có thể gây khó tiêu

Các thực phẩm khác kỵ với tỏi:

  • Tỏi ăn với các loại thịt như thịt dê, thịt gà, thịt chó thường sinh nhiệt; gây nóng, chướng bụng, khó tiêu,…
  • Tỏi ăn chung với mật ong dễ dẫn đến tiêu chảy
  • Tỏi không nên kết hợp với các loại thuốc bổ hoặc dùng với hà thủ ô, đan bì (mẫu đơn bì), địa hoàng,…

>>> Xem thêm các mẹo nhà bếp khác tại đây

Cách bảo quản tỏi được lâu

Để thuận tiện cho việc nấu nướng, các chị em thường mua nhiều tỏi khô về để dùng trong thời lâu. Tuy nhiên, do không biết cách bảo quản hoặc cách bảo quản chưa đúng mà tỏi thường nhanh hư hỏng, dễ gây lãng phí. Do đó, để bảo quản tỏi khô được lâu, không bị khô héo, mọt. Và không mất chất dinh dưỡng thì bạn cần lưu ý thêm những cách bảo quản sau:

•    Không nên sử dụng tỏi mọc mầm. Nếu tỏi đã bị quá khô hoặc mọc mầm bạn không nên sử dụng nữa.

•    Không nên để tỏi ở nơi ẩm ướt hoặc quá nóng sẽ khiến tỏi mọc mầm và nhanh hư hỏng.

•    Không nên bảo quản tỏi trong tủ lạnh vì sẽ làm tỏi mất hết dưỡng chất. Khi mua về bạn chỉ cần cho vào rổ nhỏ hoặc các túi lưới chuyên dụng và để nơi thoáng mát; tránh ánh nắng trực tiếp là được.

•    Tránh để tỏi trong túi ni lông hay hộp nhựa kín vì sẽ khiến tỏi dễ bị nấm mốc và thối nhanh.

•    Đặt tỏi ở khu vực khô ráo, thoáng gió cũng là cách để bảo quản được lâu.

•    Hoặc bạn có thể để tỏi trong các túi giấy sẫm màu. Vì môi trường tối cũng giúp bảo quản tỏi tươi lâu hơn.

•    Thường xuyên kiểm tra lượng tỏi khô hiện có. Nếu phát hiện củ nào có giấu hiệu sắp hư thì nên bỏ riêng ra để tránh lây sang các củ khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *