Những quy tắc ứng xử cần dạy trẻ trước khi con lên 6 tuổi

Ứng xử đúng mực là điều mà một đứa trẻ cần trau dồi ngay từ khi còn nhỏ. Chỉ bằng cách này, chúng mới có thể trưởng thành tốt. Những nguyên tắc ứng xử thường sẽ do cha mẹ hướng dẫn. Đây cũng là cơ sở để bồi dưỡng những phẩm chất và thói quen tích cực trong quá trình lớn lên của trẻ nhỏ. Chọn độ tuổi thích hợp để truyền những thói quen tốt cho con cái là một trong những cách khôn ngoan nhất để hỗ trợ gia đình bạn. Nếu có thể thiết lập những quy tắc sau đây trước 6 tuổi, trẻ sẽ ngày càng trở nên ưu tú hơn.

Tạo thói quen sinh hoạt, ứng xử tốt

Nhà tâm lý học người Mỹ William James từng nói: “Gieo hành động gặt thói quen; gieo thói quen gặt tính cách; gieo tính cách gặt số phận”. Tuy nhiên để hình thành thói quen tốt không phải trong ngày một ngày hai.

Đây là lý do vì sao trong giai đoạn mầm non, bố mẹ cần chú trọng đến các thói quen của trẻ như nếp sống, làm việc và phép tắc xã giao. Chỉ những đứa trẻ phát triển những hành vi tốt từ khi còn nhỏ mới có thể mang lại lợi ích cho chúng trong suốt cuộc đời.

Tự thân vận động

Nhà giáo dục nổi tiếng người Italy Montessori nói rằng; cha mẹ nên buông tay và để trẻ mạnh dạn thử sức, khám phá mọi việc. Tuy nhiên, thực tế nhiều cha mẹ vẫn cho con ăn, giúp con mặc quần áo… Ngay cả khi trẻ vào tiểu học. Sự giúp đỡ mù quáng này không chỉ khiến trẻ trở thành những “em bé to xác”; mà làm mất đi khả năng tự chăm sóc bản thân.

bé rửa tay
Khả năng tự chăm sóc bản thân của trẻ

Nếu muốn con cái trở thành người tự lập, bố mẹ phải để con làm những việc trẻ có thể tự làm. Ví dụ như: lau dọn, quét nhà, rửa bát… Dù sớm hay muộn, trẻ sẽ có cuộc sống của riêng chúng, không mãi dựa dẫm vào bố mẹ. Phân quyền, cho trẻ thử sức là cách tốt để trẻ tự chủ và độc lập.

Ứng xử tốt khi mượn đồ

Một phóng viên phỏng vấn nhà vật lý từng đạt giải Nobel Pyotr Leonidovich Kapitsa: “Điều quan trọng nhất ông học được trong cuộc đời mình là ở đâu?” Kapitsa trả lời: “Tôi cho rằng giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời không phải ở trường đại học hay trong phòng thí nghiệm mà ở trường mẫu giáo”. Nhà vật lý nói, ở trường mẫu giáo ông đã học được nhiều điều, chẳng hạn như không được lấy đồ của người khác, rửa tay trước khi ăn, nghỉ ngơi sau bữa ăn, chơi xong phải trả đồ về chỗ cũ…

bé làm hòa
Thời kỳ bắt đầu tự nhận thức

Sau 2 tuổi trẻ có thể phân biệt được đâu là “của bạn” và đâu là “của tôi”. Ở thời kỳ bắt đầu tự nhận thức này, cha mẹ phải kịp thời đặt ra các quy tắc cho trẻ. Hãy cho trẻ biết không thể lấy những thứ không phải của mình, và đồ đạc của bản thân trẻ có quyền kiểm soát. Khi 3-4 tuổi, nên dạy trẻ phải trả đồ vật về đúng vị trí ban đầu. Cha mẹ nên làm gương, hướng dẫn cụ thể để trẻ học theo.

Thiết lập quy tắc ứng xử và giới hạn

Quy tắc ứng xử

Đối với trẻ em, các quy tắc là ranh giới, là những gì có thể làm được và không thể làm được. Nếu trẻ không thiết lập ý thức về quy tắc trước 6 tuổi, chúng sẽ làm những việc khiến cha mẹ đau đầu. Những quy tắc nào cần được thiết lập cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi? Tiến sĩ Montessori gợi ý, ba nguyên tắc cơ bản là: không làm tổn thương bản thân; không làm phiền người khác và không phá hủy môi trường. Ngoài ra còn một số quy tắc khác:

  • Không được phép có các hành vi và lời nói thô tục
  • Không được lấy đồ của người khác
  • Lấy đồ ở đâu cất lại đúng vị trí
  • Đối với đồ chơi công cộng, ai lấy trước thì dùng trước, ai đến sau thì phải đợi.
  • Đừng làm phiền người khác.
  • Biết xin lỗi khi làm sai, có quyền yêu cầu người khác xin lỗi.
  • Có trách nhiệm với mọi việc mình làm

Dạy trẻ tinh thần trách nhiệm

Trẻ nhỏ thường nghĩ rằng mình là trung tâm của vũ trụ; và mọi người phải có trách nhiệm làm mọi thứ cho chúng. Vì vậy, nên dạy trẻ hiểu được giá trị của việc sống có trách nhiệm; bằng những biện pháp giáo dục tích cực.

Quy tắc ứng xử
Cha mẹ dạy trẻ sống có trách nhiệm

Ví dụ, khi trẻ làm đau em, đừng bắt trẻ phải xin lỗi cho bằng được, vì trẻ sẽ không hiểu. Thay vào đó, hãy lắng nghe cảm xúc của trẻ để phát hiện lý do tại sao trẻ nổi giận. Sau khi trẻ cảm thấy tốt hơn, hãy hỏi xem con cần phải làm gì. Lúc này, trẻ sẽ sẵn sàng để xin lỗi em. Nếu trẻ xấu hổ, bố mẹ có thể gợi ý một vài hành động chuộc lỗi. Như đọc sách cho em nghe, ôm em… Điều này dạy trẻ phải sống có trách nhiệm với hành động của mình và tìm cách để sửa chữa lỗi lầm.

Dạy con trẻ cách chăm sóc bản thân và người khác

Tự chăm sóc bản thân khi ở nhà là một trong những kỹ năng sinh tồn; mà bố mẹ bắt buộc phải dạy cho con. Bởi ở độ tuổi này nếu ở nhà không tự chăm sóc được mình; thì khi đến trường liệu con có thể tự chăm sóc bản thân tốt hay không? Chính vì thế khi con 6 tuổi bố mẹ cần phải nghiêm túc kiểm điểm lại xem con đã học được hết các kỹ năng tự chăm sóc bản thân hay chưa. Chẳng hạn tự xúc cơm ăn, đói lấy đồ ra ăn, biết kẹp bánh mì, biết tự đi tắm, tự mặc quần áo hay ở nhà 1 mình và tránh những vật dụng nguy hiểm….Khi thấy con còn thiếu kỹ năng nào bố mẹ cần phải bổ sung cho con ngay.

Cách kiểm tra tốt nhất là cho con ở nhà 1 mình khoảng 10 phút rồi tăng lên 30 phút. Và để con ở nhà 1 m khi con đói để kiểm tra các kỹ năng khác như tự tìm thức ăn. Tuy nhiên, bố mẹ cần phải đảm bảo có sự theo dõi và đảm bảo an toàn cho con khi để con ở nhà một mình.

Cập nhật thêm nhiều bài viết hay khác ngay tại đây!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *