Một số hiểu lầm trong việc chăm nuôi con khi mới lần đầu làm mẹ

Lần đầu làm mẹ chắc chắn không tránh khỏi những bỡ ngỡ, bất cập. Nhìn con yêu chào đời, nhiều mẹ hồi hộp, lo lắng, sợ mình không chăm sóc được tốt. Lúc này, một số bà mẹ bắt đầu tham khảo cách chăm nuôi dạy con từ nhiều kênh khác nhau, từ kinh nghiệm thực tế của người lớn tuổi cho đến lý thuyết trên sách báo. Đặc biệt hầu hết các bà mẹ đều muốn nuôi và chăm sóc bé thật tốt trong những tháng đầu đời nhưng vì là lần đầu tiên và chưa có nhiều kinh nghiệm nên dễ mắc phải những hiểu lầm tai hại nhất sau đây.

Hiểu lầm sữa mẹ không có dinh dưỡng

Sữa mẹ của nhiều người có cảm giác loãng như nước; nên họ thắc mắc liệu con bú có đủ dưỡng chất hay không. Người mẹ thường xuyên chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Trẻ 6 tháng tuổi nếu bú sữa mẹ hoàn toàn có thể đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Bên cạnh đó, tùy theo nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ; sữa mẹ sẽ tự động điều tiết để phù hợp với nhu cầu của trẻ.

Nếu trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, ăn ngủ bình thường, người mẹ không cần quá lo lắng. Khi trẻ chậm tăng cân, người mẹ nên cho trẻ bú sữa sau nhiều hơn một chút. Sữa sau thường đậm đặc, chứa nhiều chất béo và đường lactose. Khiến trẻ cảm thấy no hơn và từ đó tăng cân nhanh.

Hiểu lầm rằng trẻ chỉ lớn bằng sữa bột

Thỉnh thoảng một số người mẹ cũng được khuyên rằng; nên cho trẻ uống thêm sữa bột để lớn nhanh hơn. Trong thực tế, trẻ bú sữa bột rất dễ tăng cân, do nó có chứa chất béo và đạm cao hơn sữa mẹ. Thế nhưng nếu bú nhiều sẽ dễ gây tăng cân quá mức, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Hiểu lầm rằng trẻ chỉ lớn bằng sữa bột
Sản phẩm sữa bột

Đối với trẻ chưa tới độ tuổi ăn dặm, sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn tốt nhất. Trẻ sau 6 tháng, nếu bổ sung thêm các loại thực phẩm và sữa khác, vẫn nên duy trì cho trẻ bú sữa mẹ càng lâu càng tốt, tốt nhất là nên kéo dài đến khi trẻ 2 tuổi.

Hiểu lầm khi trẻ khóc thì cho bú

Các bà mẹ nhạy cảm nhất với tiếng khóc của trẻ, khi chúng khóc, phản ứng đầu tiên của mẹ là “con đói” nên họ thường khẩn trương cho bú. Thế nhưng trên thực tế, khóc là phương tiện duy nhất mà trẻ biểu hiện, nó có thể là đói, buồn ngủ, nóng, lạnh, mệt, khó chịu…

Nếu trẻ vẫn quấy khóc khi bú mẹ, không đáp ứng được chính xác yêu cầu của trẻ, có thể khiến chúng quấy khóc to hơn. Đặc biệt, nếu trẻ bú no mà vẫn khóc, việc mẹ ép bú tiếp có thể khiến chúng nôn trớ.

Trước hết, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc, sau đó quan sát kỹ tiếng khóc để có những phán đoán chính xác. Nếu xác định được trẻ đói thì cho bú, còn không phải có cách giải quyết phù hợp.

Ban đêm đánh thức trẻ dậy cho ăn

Tình trạng của mỗi trẻ rất khác nhau, một số trẻ thường quấy khóc nhiều lần vào ban đêm. Khiến người lớn cũng khó ngủ, nhưng cũng có số khác lại ngủ rất ngoan. Điều này khiến cho một số người mẹ lo lắng và tự hỏi; liệu rằng trẻ có bị đói vào ban đêm nên mới quấy khóc như vậy không? Có nên đánh thức trẻ dậy bú sữa cách 3-4 tiếng không?

Giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh rất quan trọng, đặc biệt vào ban đêm. Vì đây là thời điểm vàng để tiết ra hormone tăng trưởng. Nếu trẻ ngủ liền mạch suốt đêm. Chất lượng giấc ngủ tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển và tăng trưởng.

Nếu trẻ dưới 3 tháng thường khóc vào ban đêm, người mẹ có thể chủ động cho trẻ bú. Đối với một số trẻ đã ăn dặm, nếu chúng ngủ cả đêm, bỏ cả bú thì mẹ đừng quấy rầy.

Bạn không thể làm gì khi con “khủng hoảng tuổi lên 2”

Thông thường, trẻ 2 tuổi thay đổi nhanh chóng về tâm trạng và hành vi nên nhiều bố mẹ nghĩ không thể “đối phó” với con. Nhưng đây đều là những thay đổi bình thường, việc của cha mẹ là cần kiên nhẫn. Hãy cố gằng tìm cách hợp tác với con hoặc chuyển sự chú ý của chúng sang một trò chơi hoặc những thứ con thích.

Hiểu lầm khi nuôi con
Khi trẻ lên 2 tuổi

Hiểu lầm về việc khen ngợi

Các chuyên gia khẳng định khi bạn khen con đạt điểm cao; sẽ khiến chúng tập trung vào vẻ ngoài đẹp đẽ. Không phải vào việc học. Trong một loạt thí nghiệm với học sinh lớp 5 của Mỹ, các nhà nghiên cứu Claudia Mueller và Carol Dweck nhận thấy; cách khen ngợi khác nhau khiến trẻ cư xử khác nhau.

Những đứa được khen thông minh thích công việc dễ dàng và có xu hướng tránh các thử thách. Chúng cũng quan tâm đến vị thế cạnh tranh – cách chúng so sánh với những người khác – hơn là học cách cải thiện hiệu suất trong tương lai. Những đứa trẻ được khen ngợi vì nỗ lực thích những nhiệm vụ có tính thử thách. Những nhiệm vụ giúp chúng học hỏi. Chúng quan tâm đến việc học các chiến lược mới để thành công hơn là tìm hiểu xem những đứa trẻ khác thế nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *