Biện pháp chăm sóc tại nhà khi trẻ mắc bệnh sốt phát ban

Bệnh sốt phát ban là một căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi trở lên. Đây là thời kỳ trẻ có rất ít khả năng tự vệ do lượng kháng thể tự nhiên mẹ truyền cho trẻ đã giảm đi đáng kể trong khi hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện đầy đủ. Một trong những nguyên nhân gây bệnh sốt phát ban ở trẻ em là do virus lành tính. Nếu có phương pháp chăm sóc tốt, bé có thể tự khỏi bệnh chỉ sau 5-7 ngày. Nếu trẻ mắc bệnh này, cha mẹ cần biết cách xử lý và chăm sóc ngay tại nhà để không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Những điều cần biết về bệnh sốt phát ban

Sốt phát ban (Roseola: ban màu hồng) là một bệnh trẻ em thường mắc phải. Bệnh chủ yếu do các loại virus gây nên, điển hình nhất là virus sởi (bệnh sởi), virus Rubella (bệnh Rubella hay bệnh sởi Đức), ngoài ra còn nhiều loại virus khác có khả năng gây sốt phát ban cho trẻ nhỏ, đặc biệt đối với trẻ chưa có miễn dịch chống lại chúng. Khi nghi ngờ trẻ bị sốt phát ban, cần đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Biểu hiện của sốt phát ban là khoảng thời gian trước khi bị phát ban; trẻ sẽ có những thay đổi về trạng thái tinh thần, biểu hiện rõ ràng nhất là hay quấy khóc. Tiếp đến là trẻ sốt. Sốt phát ban do sởi thường là sốt cao, kèm ho, chảy mũi, mắt đỏ, sau khi có các triệu chứng đó vài ngày sẽ phát ban toàn thân. Riêng bệnh Rubella, trẻ không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ và ban xuất hiện rất nhanh, có thể 1 ngày đã nổi ban khắp da trên cơ thể. Hầu hết trẻ sốt phát ban có kèm tiêu chảy hoặc phân hơi lỏng.

bệnh sốt phát ban 
Biểu hiện của bệnh

Biến chứng của sốt phát ban thường gặp của sởi là viêm phổi, viêm tai giữa, đi ngoài ra máu; và có thể biến chứng nặng hơn là viêm não. Các loại sốt phát ban khác kể cả ban của bệnh Rubella thường lành tính, ít gặp biến chứng. Tuy nhiên, với bệnh Rubella gặp ở phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu; có thể ảnh hưởng đến thai nhi (sẩy thai, sinh non, thai nhi sinh ra mắc nhiều dị tật bẩm sinh ở mắt, tim, não).

Sự lây nhiễm bệnh ở trẻ

Sốt phát ban là bệnh lây nhiễm do virus human herpes 6; hoặc trong một số trường hợp là do virus human herpes 7 gây ra. Virus lây từ người sang người thông qua tiếp xúc cơ thể với người nhiễm bệnh; hoặc các vật dụng cá nhân của họ. Bệnh không lây truyền qua giao tiếp.

Sốt phát ban ở trẻ dễ lây nhiễm trong cộng đồng. Đặc biệt là ở môi trường nhà trẻ, trường học. Môi trường này phù hợp cho việc lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp. Khi trẻ bệnh hắt hơi, sổ mũi, ho làm phát tán những tia nước bọt nhỏ chứa virus bệnh sang cho các trẻ khác. Và đây là con đường cơ bản khiến trẻ bị mắc bệnh sốt phát ban. Bệnh sốt phát ban vô cùng phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi; và hiếm gặp ở trẻ trên 4 tuổi. Phần lớn trẻ bị nhiễm bệnh khi đi nhà trẻ.

Trẻ nhỏ khi đi mẫu giáo thường là đối tượng dễ nhiễm virus nhất. Vì hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện. Hơn nữa, trong cùng một môi trường lớp học có thể làm tăng nguy cơ lây lan virus từ trẻ này sang trẻ khác. Ví dụ như, một đứa trẻ khỏe mạnh có thể sẽ nhiễm virus nếu dùng chung cốc với trẻ khác bị bệnh.

Chăm sóc trẻ đúng cách tại nhà

Chăm sóc trẻ khi bị bệnh sốt phát ban

Hạ sốt đúng cách cho trẻ: Nếu trẻ sốt từ 38 độ C; cho trẻ uống thuốc hạ sốt loại paracetamol loại đơn chất với liều 10-15mg/kg cân nặng; theo chỉ định của bác sĩ, 4-6 giờ 1 lần. Lau mát cho trẻ bằng nước ấm khi cần để tránh biến chứng sốt cao co giật ở trẻ.

Giảm ho, giảm đau họng cho trẻ: Khi trẻ ho, nên cho trẻ uống các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược. Như rau tần dầy lá, quất chưng với đường phèn, gừng hấp mật ong… Làm thông mũi trẻ bằng nước muối loãng và khăn giấy mềm: Giúp trẻ dễ ăn uống và bú sữa mẹ.

Chăm sóc trẻ khi bị bệnh sốt phát ban
Cách xử lý và chăm sóc trẻ tại nhà

Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng như cháo, súp, sữa và bổ sung đủ nguồn nước uống cho trẻ. Nên chia nhỏ bữa ăn để giúp trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Nhất là những loại nước ép trái cây tươi; để đảm bảo việc cung cấp đủ nguồn vitamin cho cơ thể, cải thiện sức đề kháng.

Một số lưu ý khi chăm sóc

Giữ vệ sinh da luôn sạch và khô thoáng bằng cách tắm rửa cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày. Không nên kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn. Thói quen kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ. Không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó hạ sốt và dễ co giật do sốt cao. Không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó chịu và dễ nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Tuy nhiên, không nên để trẻ bị lạnh. Không nên kiêng khem cho trẻ quá mức sẽ làm cho trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng; sức đề kháng kém và dễ bị nhiễm trùng.

Trẻ bị sốt phát ban chăm sóc tại nhà sẽ được hướng dẫn tái khám theo hẹn mỗi ngày hoặc 2 ngày 1 lần tùy theo tình trạng bệnh của trẻ. Cha mẹ cần cho trẻ đến khám lại ngay khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu sau: Trẻ bị sốt cao không hạ sau khi đã phát ban. Thay đổi tri giác: lừ đừ, ngủ li bì, hôn mê. Trẻ bị co giật. Trẻ thở mệt, thở nhanh, khó thở…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *